XUẤT DỪA KHÔ ĐI CHÂU ÂU
Dừa là loại nông sản chủ yếu được trồng ở vùng nhiệt đới ẩm nhiệt độ từ 27 độ C đến 34 độ C. Dừa tăng trưởng mạnh khi trồng ở đất thịt pha cát, thoát thủy tốt. Bởi vì, loại cây này phát triển tùy thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu và đất đai. Cho nên, ở một số nước trên thế giới không thích hợp để dừa sinh trưởng.
Ai đã từng nếm qua hương vị của dừa sẽ nhớ mãi hương vị này. Do đó, khi muốn thưởng thức lại vị thanh mát và cơm dừa đặc mịn chỉ có nhập khẩu. Do đó, nhu cầu xuất khẩu dừa khô của thị trường Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh chóng. Để đáp ứng được thị hiếu cho khách hàng quốc tế.
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỪA KHÔ NƯỚC TA HIỆN NAY
Theo số liệu thống kê gần đây nhất vào tháng 10 năm 2023, số lượng dừa khô xuất khẩu của nước ta đã đạt 673,3 triệu USD và ước tính tăng 25,3%. Trong đó, xuất khẩu dừa khô đạt đến 290,8 triệu USD và dừa khô sợi là đạt 22 triệu USD tăng lần lượt là 21,3% và 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện nay, thị trường chính tiêu thụ dừa khô của nước ta là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Trong đó, Mỹ được coi là một thị trường nhập khẩu dừa khô lớn nhất. Con số này chiếm đến 32% tổng kim ngạch xuất khẩu dừa khô của nước ta. So với cùng kỳ năm ngoái. Được biết, giá xuất khẩu dừa khô đã đạt 10.000 usd/tấn và ước tính tăng 1,4% so với năm ngoái.
NHỮNG LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU DỪA KHÔ
Đây là một lưu ý quan trọng nhất đối với doanh nghiệp muốn xuất khẩu bất kỳ một sản phẩm nào. Đó chính là , cần chủ động tìm hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật về xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam và kể cả đối với quốc gia nhập khẩu. Mục đích để đảm bảo tuân thủ đúng quy định và không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
Doanh nghiệp xuất khẩu phải đảm bảo có chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate). Tuy nhiên, lưu ý ở đây là mỗi lô hàng khác nhau sẽ có chứng thư khác nhau hay nói cách khác là tính trên đơn vị một lô hàng xuất khẩu.
Về phương tiện vận chuyển đóng gói bằng container thì doanh nghiệp xuất khẩu cần đảm bảo về nhiệt độ và độ thông gió đạt chuẩn.
Ngoài ra, còn có một lưu ý quan trọng là về thời gian vận chuyển. Để đáp ứng được yêu cầu của bên nhập khẩu cũng như là đảm bảo được chất lượng của sản phẩm , thì doanh nghiệp bảo hiểm nên tính toán thời gian vận chuyển một cách hợp lý.
Doanh nghiệp xuất khẩu dừa khô cần cập nhật thông tin thị trường một cách thường xuyên, để nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng về xu hướng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường hiện nay để đưa ra giải pháp xuất khẩu nông sản tối ưu hơn.
THỦ TỤC XUẤT DỪA KHÔ
1. Mã HS Code dừa khô
Dừa đã qua công đoạn làm khô có mã hs code là: 08011100
2. Giấy phép lưu hành sản phẩm tự do
Đây là một giấy phép chứng minh mặt hàng nông sản của bạn để được cơ quan nhà nước thẩm quyền kiểm định và cho phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
3. Những chứng từ và yêu cầu từ nước nhập khẩu
Nếu như bạn là một doanh nghiệp xuất khẩu kỹ lưỡng và yêu cầu sự hoàn hảo, thì tôi khuyên bạn nên liên hệ trước với đối tác nhập khẩu. Mục đích để xem đối tác có yêu cầu kiểm dịch đối với mặt hàng dược khô xuất khẩu hay không, để có thể chủ động chuẩn bị tránh những vướng mắc sau khi đã xuất khẩu đơn hàng.
Những chứng từ có thể nước nhập khẩu yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất khẩu dừa khô bao gồm: giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nói trên, giấy chứng nhận hun trùng sản phẩm, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói sản phẩm, hãng tàu vận đơn và các chứng từ khác có liên quan đến xuất khẩu nếu như bên nhập khẩu có yêu cầu.
4. Thủ tục hải quan xuất khẩu dừa khô
Doanh nghiệp chỉ cần làm một bộ hồ sơ thủ tục hải quan xuất khẩu dừa thông thường mà không cần xin giấy phép xuất khẩu. Bởi vì, dừa không nằm trong danh sách những hàng hóa cấm xuất khẩu. Ngược lại, dừa khô nằm nó còn là mặt hàng được nhà nước khuyến khích xuất khẩu sang nước ngoài.
Trong bộ hồ sơ thủ tục hải quan xuất khẩu dừa khô. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiến hành đính kèm các giấy tờ chuyên ngành bao gồm: hóa đơn và bản kê thu mua dừa khô được xem là giấy tờ đầu vào của hàng hóa. Đồng thời, sẽ bao gồm phiếu đóng gói sản phẩm, các hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên quan khác.
5. Hun trùng cho lô hàng
Khi vận chuyển bằng container phải tiến hành hung trùng cho lô hàng. Bạn nên liên hệ và tìm ra một bên cung cấp dịch vụ hun trùng có uy tín. Khi đó, họ sẽ cung cấp cho bạn các giấy tờ chứng từ như: hóa đơn thanh toán, phiếu đóng gói, đặt phòng,… Ngoài ra, họ sẽ điều hành người ra cảng và tiến hành hun trùng trực tiếp cho các lô hàng tại container của bạn. Tiếp đến, họ sẽ đưa cho bạn những giấy từ kể trên để bạn gửi cho đầu nước ngoài.
Xem thêm:
VẬN CHUYỂN DẦU GIÓ MỸ VỀ BẾN TRE CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Vận chuyển tổ yến từ Khánh Hòa đi Hoa Kỳ